Mãn nhãn ngắm nhìn công trình "khủng" bên trong rừng ngập mặn Cần Giờ
Cần Giờ Pavilion được thiết kế như đôi cánh chim trải rộng trong rừng ngập mặt Cần Giờ nằm ở phía nam TP.HCM. Đây là công trình kiến trúc độc đáo được xếp vào một trong những khu dự trữ sinh quyển quốc tế của UNESCO năm 2020.
Pavilion Cần Giờ tọa lạc trong khu rừng ngập mặn, hòa mình với thiên nhiên hùng vĩ. Cách TP.HCM 60km, rừng Cần Giờ được xem là lá phổi xanh của thành phố song điều kiện thiên nhiên ở đây cũng vô cùng khắc nghiệt. Vì vậy, các công trình xây dựng trong khu vực này vừa phải đáp ứng yêu cầu về sinh thái, vừa phải chống chọi với điều kiện thời tiết. (Ảnh: Hiroyuki OKI)
Pavilion Cần Giờ có tổng diện tích là 350 m², dự án giúp bổ sung cho quy hoạch du lịch địa phương, vốn chỉ có khách sạn, resort với hồ bơi, nhà phố và biệt thự. (Ảnh: Hiroyuki OKI)
Không chỉ tọa lạc ở vị trí đặc biệt, Pavillion Cần Giờ có kiến trúc vô cùng đặc biệt được ví như một cánh chim trải rộng trong rừng ngập mặn. (Ảnh: Hiroyuki OKI)
Công trình được thiết kế để trở thành không gian sinh hoạt công cộng với hai mái nhà hình chữ V có khả năng che chắn ánh nắng gắt và những cơn mưa nặng hạt đặc trưng của vùng đất này. (Ảnh: Hiroyuki OKI)
Những mái nhà lớn hình chữ V vừa tạo điểm nhấn vừa hoà hợp và tôn lên toàn bộ vẻ đẹp xung quanh. (Ảnh: Hiroyuki OKI)
Các tiện nghi chính của Pavilion Cần Giờ gồm hai phòng ăn với đầy đủ điều hòa, nhà bếp lớp với nhà kho và phòng lạnh cùng khu vực vệ sinh. Đây là nơi vừa làm nhà hàng, đón tiếp khách thăm quan, vừa có thể tổ chức các sự kiện như như họp mặt, hội nghị, hội thảo, triển lãm. (Ảnh: Hiroyuki OKI)
Do nằm ở vị trí du lịch đặc biệt, giữa các khu vực thiên nhiên cần được bảo tồn Pavillion Cần Giờ được thiết kế với các loại vật liệu địa phương, tự nhiên và hài hòa với cảnh quan xung quanh. (Ảnh: Hiroyuki OKI)
Màu sắc của Pavilion được lấy cảm hứng từ màu cát đặc trưng của địa phương và rễ của các loài cây ngập nước. Ngoài ra, màu xám nhạt của công trình cũng tựa như màu phù sa giúp làm nổi bật thảm thực vật xanh của khu rừng ngập mặn bao quanh. (Ảnh: Hiroyuki OKI)
Xây dựng một công trình lớn trong rừng ngập mặt là một thách thức với đội ngũ kiến trúc sư và thi công về mặt kỹ thuật và cân bằng sinh thái. Với phần móng, kiến trúc sư đã sử dụng đá ong nguyên khối giúp nâng cao sàn tầng trệt và tạo sự cố định của công trình vào khu đất phần lớn từ bùn, cát. (Ảnh: Hiroyuki OKI)
Bốn tòa nhà hình ngũ giác và phần nền móng đều được xây bê tông phủ bởi lớp đá ong xám tạo thành một thể thống nhất. Bức tường gạch với những ô thoáng có khả năng điều hòa nhiệt độ bên trong. (Ảnh: Hiroyuki OKI)
Các yếu tố trong công trình đều có kích thước nhỏ, được lắp ráp khéo léo. Vào ban đêm, bức tường tựa như một chiếc đèn lồng tạo ra hiệu ứng ánh sáng đẹp mắt. (Ảnh: Hiroyuki OKI)